Chưa được phân loại

Sử dụng rơm rạ nông nghiệp sau vụ mùa như thế nào?

Sử dụng rơm rạ sau vụ mùa giúp bạn tận dụng được nguồn phế phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả. Bạn đã biết cách dụng rơm rạ sau thu hoạch chưa?

Hãy cùng phancompost.com tìm hiểu về vấn đề này nhé! Cùng tìm hiểu xem rơm rạ được tận dụng như thế nào? Góp phần thế nào trong nông nghiệp ?

Sử dụng rơm rạ làm phân hữu cơ

Trong rơm rạ có hàm lượng

  • Cellulose chiếm 60%
  • Lignin chiếm 14%
  • Đạm hữu cơ (protein) chiếm 3,4%
  • Chất béo (lipid) chiếm 1,9%

Với rất ít protein và hàm lượng cellulose cao sẽ gây khó khăn cho việc phân hủy chất hữu cơ.

Chính vì thế, việc ủ phân rơm rạ là cần thiết nếu muốn tận dụng làm phân bón.

  • Bổ sung thêm phân chuồng nhằm cân bằng hàm lượng C:N của phân.
  • Cắt nhỏ rơm, tưới nước, bổ sung thêm nấm có lợi để việc ủ được nhanh hơn.
  • Việc bón liên tục phân hữu cơ rơm giúp cây cứng cáp tránh đổ ngã và hạn chế sâu bệnh, bởi trong rơm rạ có hàm lượng silic khá cao.
  • Băm nhỏ rơm rạ khoảng 5-10 cm.
  • Trộn rơm rạ với phân chuồng và dàn đều ra 20 – 30 cm. Tưới đều nước.
  • Tưới dung dịch nấm Trichoderma hoặc các loại chế phẩm vi sinh khác.
  • Phủ bạc để hạn chế thoát hơi nước.
  • Trộn đều đống ủ khoảng 7 ngày/lần, có thể tưới nước nếu đống ủ khô nhưng không được để ứ nước.

Làm lớp phủ cho khu vực canh tác

  • Giúp hạn chế xói mòn, giảm nhiệt độ mặt đất, tăng độ hấp thu nước, giảm bốc hơi thoát hơi nước. Đặc biệt đối với đồi trọc, khu vực canh tác đồi núi thiếu nước.
  • Giảm cỏ dại, tăng hiệu quả phân bón, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
  • Giảm nhu cầu sử dụng phân bón trong nông nghiệp.

Bên cạnh rơm rạ, ngày nay người ta còn sử dụng thêm lớp phủ hữu cơ trên bề mặt tăng thêm dinh dưỡng cho cây trồng.

Sử dụng rơm rạ trồng nấm rơm

  • Khi trồng nấm cần lưu ý chọn nơi trồng nấm sạch và xử lý kỹ nấm bệnh trước khi đưa rơm vào.
  • Chọn meo giống tốt có tơ màu trắng phủ đều bịch meo.
  • Nước tưới phải là nước sạch nhằm tránh lây nhiễm nấm lạ.
  • Làm nấm rơm, người dân không cần phân bón. Vì rơm rạ khi phân hủy đã đủ cung cấp dinh dưỡng cho nấm phát triển.
  • Dành nhiều thời gian theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.

Nguyên liệu cho chăn nuôi

Việc ủ rơm nhằm

  • Tăng khả năng hấp thu của trâu bò.
  • Tăng dinh dưỡng, thời gian bảo quản.
  • Tận dụng nguyên liệu sẵn có làm thức ăn.

Phương pháp ủ

  • Hoà tan mật rỉ đường, phân  và muối ăn.
  • Tỷ lệ 100 kg rơm tươi băm nhỏ + 2.5 kg phân ure + 0.5 kg muối ăn + 5 kg mật rỉ đường. Tưới hỗn hợp lên mỗi lớp rơm ủ 10 cm.
  • Thời gian ủ kéo dài 2-3 tuần.
  • Phủ kín nơi ủ bằng nilon và hạn chế không khí. Nhằm tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật yếm khí.

Thường là sau 3 tuần ủ thì sử dụng cho gia súc ăn.

Khi mở và đóng hố ủ cần nhanh tay.

Nên bỏ lớp thức ăn trên cùng vì lớp này dễ nhiễm nấm mốc.

Lượng thức ăn ủ chua sử dụng cho mỗi con hay cho cả đàn tùy thuộc vào lượng thức ăn thô xanh cần thay thế trong khẩu phần.

Sử dụng rơm rạ hiệu quả giúp bạn tận dụng được nguồn phế phẩm nông nghiệp.

Còn gì tuyệt vời hơn khi có thể tận dụng triệt để các nguồn phế phẩm không để chúng bị lãng phí.

Hi vọng bạn sẽ áp dụng được những cách sử dụng rơm rạ mà chúng tôi đem đến một cách hiệu quả.

Hãy cùng theo dõi phancompost.com để có thể đọc được thêm nhiều bài viết về nông nghiệp hữu cơ hơn nữa nhé!

Similar Posts