Chưa được phân loại

Cách làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp không hôi

Cách làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp

Tại sao bạn không thử tận dụng lượng rác hữu cơ trong nhà bêp để làm phân bón cho cây. Điều này vừa giúp giảm lượng rác thải, vừa có phân bón tốt cho cây đó. Hãy đọc bài viết này để biết “cách làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp” rồi thực hiện ngay nhé.

Lý do nên làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp

Rác thải trong gia đình chúng ta có 2 loại, rác hữu cơ và vô cơ. Trong đó rác hữu cơ có thể sử dụng để làm phân compost (phân hữu cơ). Lợi ích của việc tận dụng rác thải trong nhà và áp dụng cách làm phân bón hữu cơ có những tác dụng sau:

  • Khi tận dụng rác để ủ phân bón, bạn sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.
  • Tự làm phân bón tại nhà, tiết kiệm được chi phí hơn.
  • Phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Sử dụng phân hưu giúp làm hạn chế sử dụng phân hóa học.

Xem thêm kỹ thuật bón phân cho hoa hồng: https://namix.vn/ky-thuat-bon-phan-cho-hoa-hong-trong-chau/

Chuẩn bị trước khi thực hiện làm phân từ rác thải nhà bếp

1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

  • Thùng chứa để ủ phân có nắp đậy: Các loại thùng xốp, nhựa, gỗ,… tùy vào lượng rác thải của gia đình. Sau khi chọn được thùng chứa, bạn nên tạo 4 – 5 lỗ dưới đáy thùng để thoát nước và 1 lỗ trên thành thùng để kiểm tra nhiệt độ.
  • Dụng cụ để đảo trộn như thanh cây, gậy, xẻng nhỏ.
  • Rác thải hữu cơ từ nhà bếp (là những rác thải có khả năng phân hủy nhanh như thức ăn thừa, trái cây-vỏ trái cây, rau, vỏ trứng, bã cà phê…).
  • Nấm đối kháng Trichoderma và chế phảm sinh học EM gốc thúc đảy quá trình phân hủy rác, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ khó hấp thụ đến dễ hấp thụ cho cây trồng.
Cách làm phân hữu cơ trong thùngxốp

2. Chọn vị trí đặt thùng ủ phân hữu cơ phù hợp

Vì trong quá trình ủ phân, nước từ trong thùng sẽ chảy ra. Không những thế, thùng phân còn thu hút côn trùng và giun. Vậy nên bạn cần để thùng ủ ở nơi xa khu vực sinh hoạt, nơi thoáng mát và nơi dễ vệ sinh.

3. Phân loại các loại rác để làm ủ phân hữu cơ tại nhà đạt hiệu quả cao

Cacbon và đạm Nito là hai chất không thể thiếu trong chất dinh dưỡng cần thiết cho cây xanh, những chất này có nhiều trong rác hữu cơ. Tuy nhiên bạn cần phân loại các loại rác hữu cơ này ra làm 2 loại đó là rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu trước khi tiến hành tự làm phân bón hữu cơ tại nhà.

Phân xanh thường chứa lượng Nitơ cao cho cây bao gồm các loại rác thải như:

  • Rau quả thừa, lá cây tươi, xác cây.
  • Cỏ tươi và cỏ vụn xén.
  • Bã vỏ, hạt thực vật như bã đậu, bã cà phê.
Phan loại chất hữu cơ xanh và nâu

Phân nâu chứa hàm lượng Carbon cho cây bao gồm:

  • Mùn cưa
  • Cỏ khô
  • Rơm rạ
  • Giấy
  • Lá khô
  • Vỏ trứng
  • Túi trà.

4. Không dùng những loại rác thải trong nhà bếp sau để làm phân hữu cơ tại nhà

Mặc dù chúng ta đang tận dụng các loại rác thải trong nhà bếp để làm phân hữu cơ tại nhà. Tuy nhiên không phải rác thải hay thực phẩm thừa nào bạn cũng có thể dùng làm phân được. Chúng ta cần tránh dùng những loại thực phẩm thừa và rác thải dưới đây làm phân hữu cơ:

  • Xương động vật (gà, lợn,bò,cá)
  • Cá trứng
  • Phân người và vật nuôi chưa qua xử lý
  • Cỏ dại có hại
  • Gỗ đã qua chế biến
  • Vỏ sò,vỏ hến
  • Những loại vỏ cây có tinh dầu làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật có ích đặc biệt lá tràm, vỏ cam, vỏ quýt, lá bạch đàn, lá sả tươi.
  • Các chất béo từ sữa sẽ loại trừ oxi mà các vi sinh vật có ích cần để sinh sống làm chậm quá trình phân hủy phân hữu cơ tại nhà.
những loại rác thải nhà bếp có thể làm phân hữu cơ

Cách trộn các loại rác khi làm phân hữu cơ tại nhà

Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu và vị trí ủ chúng ta tiến hành trộn phân xanh và phân nâu theo tỉ lệ như sau:

Cách làm phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp tại nhà:

  1. Xếp lớp phân nâu và phân xanh vào thùng xôp. Tức là cho 10cm phân nâu rồi cho 1 lớp 10cm phân xanh. Giữa mỗi lớp phân phun dung dịch chế phẩm EM. Cứ làm như vậy cho đến khi đầy 75% thùng chứa thì rải đều một muỗng Trichoderma lên về mặt.
  2. Đậy nắp lại ủ sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào và trộn đều phân lên. Nhưng cần chú ý đừng làm ướt quá nhiều.

Trong quá trình ủ, nên kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ đống ủ để kiếm tra đạt yêu cầu hay không. Nhưng cần hạn chế mở nắp thùng để không ảnh hưởng đến không khí cho vi sinh vật bên trong.

trộn phân compost

Cách thử nhiệt độ trong quá trình ủ

  • Nhiệt độ lý tưởng để vi sinh vật hoạt động cũng như quá trình phân hủy diễn ra tốt là từ 40-60%. Nếu nhiệt độ không tăng có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Nếu phân ủ quá ướt hoặc quá khô, vi sinh vật sẽ không phân hủy được rác hữu cơ này.
  • Có thể dùng nhiệt kế đâm qua lỗ ở thành thùng để kiểm tra nhiệt độ.
  • Nếu không có nhiệt kế bạn có thể dùng một cành tươi cắm vào lỗ đâm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra và sờ vào đoạn cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu.

Cách thử độ ẩm đạt hay không bằng cách nắm thử phân ủ

Bạn có thể thử độ ẩm phân ủ ngay tại nhà bằng tay khi không có dụng cụ. Cách thử bằng cách dùng tay nắm một phần phân ủ lên và bóp. Nếu trong phân ủ có nước chảy ra thì dư nước. Nếu mở tay ra phân ủ dính chặt thành cục thì độ ẩm đạt yêu cầu. Còn phân r tơi ra là đang thiếu nước.

  • Khi đống ủ phân hữu cơ quá khô : Bạn tưới từng chút nước một lên trên phân ủ và đảo trộn phân. Vừa làm vừa thử theo cách trên đến khi phân ủ đủ độ ẩm thì đậy nắp lại.
  • Nếu phân hữu cơ quá ướt thì bạn có thể thêm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ hay một lớp mỏng phân nâu và phân xanh lên bề mặt.

Cách nhận biết phân bón hữu cơ đã hoàn thành và có thể sử dụng

Với cách làm phân bón hữu cơ như trên thì, thường sau 30 ngày sẽ xong. Phân hữu cơ tự ủ từ rác thải nhà bếp có những đặc điểm như:

  • Phân hữu cơ nhìn thấy chuyển sang màu nâu và có mùi giống đất.
  • Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn, đất. Nếu bạn bỏ quá ít phân nâu, nhiều phân xanh thì phân sẽ bị nhão.
phân compost sau khi hoàn thành

Cách sử dụng phân hữu cơ sau khi ủ từ rác thải nhà bếp

Khi phân hữu cơ đã ủ xong, bạn có thể rải trên đất trồng rau, bón thúc, hay bón lót vào trong đất trước khi trồng rau.

Ngoài ra bạn có thể ép phân hữu cơ đã ủ thành dạng viên. Với đặc tính tạn chậm nó sẽ giúp cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Tránh bị rửa trôi, cây trồng có thể hấp thụ từ từ, có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phân bón thông thường.

Một số sai lầm khi làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp

Có nhiều nội trợ nghĩ làm quy mô nhỏ thì không cần đến EM và Trichoderma. Nhưng EM chính là bí quyết để ủ phân không hôi và giảm thiểu côn trùng. Trichoderma và EM đều giúp quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. Hơn nữa Trichoderma và EM cũng giúp rễ cây tăng sức kháng lại nấm bệnh và tuyến trùng gây hại.

Ngoài ra, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần cắt nhỏ rác thải nhà bếp và rải lên bề mặt cây trồng là xong, không cần phải ủ.

  • Đúng là khi phần rác hữu cơ đó phân hủy cũng sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên đó chỉ là khi rác hữu cơ đã phân hủy xong và quá trình phân hủy diễn ra rất lâu khi không ủ.
  • Khi rác hữu cơ chưa phân hủy, cây trồng không thể hấp thu dinh dưỡng từ đó. Cây trồng chỉ hấp thu được các dạng Cacbon và Nito trong rác hữu cơ đã phân hủy.
  • Việc rải rác lên bề mặt cây trồng còn dễ dẫn đến nguy cơ nấm bệnh xâm nhập vào cây, thu hút côn trùng gây mất vệ sinh.

Vừa rồi là cách làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp đơn giản cùng một số lưu ý nhỏ bạn cần biết. Hy vọng bài viết này của phancompost.com sẽ giúp bạn có một vườn rau tươi từ phân bón tự tay bạn làm nhé.

Hiện nay, Namix đang kinh doanh một số sản phẩm giá thể và đất sạch trồng cây chất lượng. Nếu có nhu cầu hay bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây.

Liên hệ hệ thống đại lý của Namix trên toàn quốc

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Đại lý, nhà phân phối: 0902612348 hoặc Nhắn tin Zalo

Trang trại, ng ty mua sỉ: 0904003679 hoặc nhắn tin Zalo

Similar Posts