Chưa được phân loại

Phương pháp ủ phân chuồng nhanh chóng và sử dụng hiệu quả trong nông nghiệp

Phương pháp ủ phân chuồng bạn đã biết chưa?

Phân chuồng là loại chất thải hữu cơ của gia súc, gia cầm, được sử dụng thường xuyên trong các hộ gia đình ở các vùng trồng trọt và chăn nuôi.

Phân chuồng mang lại rất nhiều lợi ích trong việc cải tạo đất, tăng năng suất nông sản. Với bài viết này, phancompost.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn  và biết thêm về phương pháp ủ phân chuồng nhanh chóng và sử dụng hiệu quả trong nông nghiệp.

Phân chuồng là gì?

Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra.

Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn (rau, cỏ, rơm, rạ …), rác thải hữu cơ và phân xanh …

Phân chuồng được ủ bằng phương pháp truyền thống hoặc sử dụng chế phẩm sinh học để ủ.

Thành phần dưỡng chất có trong phân chuồng

Chất lượng của phân chuồng phụ thuộc vào từng loại vật nuôi và phương pháp tạo ra phân chuồng. Một trong những yếu tố đó là:

  • Lượng chất độn vào
  • Loại phân và nước tiểu của vật nuôi
  • Cách chăm sóc vật nuôi
  • Loại thức ăn cho vật nuôi ăn

Tác dụng của phân chuồng với cây trồng

  • Cung cấp dưỡng chất ( khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng), chất mùn hữu cơ … để tăng độ phì nhiêu của đất
  • Hỗ trợ và kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật hữu ích
  • Nâng cao sức chống chịu sâu bệnh, điều kiện khắc nghiệt … của cây trồng
  • Hỗ trợ bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng hiệu quả sử dụng phân bón hóa học
  • Tạo ra môi trường sống tốt giúp các sinh vật hữu ích phát triển: như giun đất, các vi sinh vật hữu ích …

Tác dụng của chế phẩm sinh học trong phương pháp ủ phân chuồng

  • Phân giải nhanh các mùn bã hữu cơ, cân đối dưỡng chất của phân chuồng
  • Chuyển hóa dinh dưỡng, giúp cây trồng dễ dàng hấp thu dưỡng chất
  • Cung cấp hệ vi sinh vật hữu ích
  • Rút ngắn thời gian ủ phân chuồng
  • Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, bào tử nấm bệnh, trứng giun trong quá trình ủ phân
  • Khử mùi hôi, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường

Lợi ích của việc ủ phân chuồng

Dưới dây là những lợi ích tuyệt vời của phương pháp ủ phân chuồng:

  • Tận dụng được các phế phụ phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt để tạo ra phân bón tốt cho cây trồng, đặc biệt giảm chi phí đầu tư phân bón hóa học.
  • Tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi.
  • Ủ phân để tiêu diệt mầm bệnh có trong phân chuồng tươi.
  • Thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ.
  • Làm tăng độ phì nhiêu cho đất và có tác dụng cải tạo đất rất tốt, đặc biệt với các loại đất đã và đang bị suy thoái dần.

Xem thêm: Phân bò khô có tốt không?

Phương pháp ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học Trichoderma

Vật liệu ủ: 

  • Phân gia súc, gia cầm các loại
  • Chất độn: rơm rạ, tro, trấu, lá thân cây phân xanh.
  • 10kg Ure
  • Phân supe lân.
  • Chế phẩm Trichoderma

Số lượng các vật liệu:

  • Vật liệu ủ: 1 tấn phân gia súc, gia cầm các loại
  • Phân supe lân: 30 kg
  • Chế phẩm Trichoderma:  2 kg.

Phương pháp ủ phân chuồng

  • B1: Hòa 2kg nấm trichoderma vào 400 lít nước.
  • B2: Rải một lớp phân ( bò, gà, tro trấu , xơ dừa, lá cây, rơm rạ) cao khoàng 20 cm,
  • B3: Rải một lớp super lân + ure
  • B4: Tưới nấm trichoderma lên hỗn hợp ủ
  • B5: Trộn đều đống ủ.

Lưu ý: Cứ làm tuần tự cho đến hết, đống phân cao khoảng 1-1,5m.

Tưới nước đủ ẩm cho đống phân, ẩm độ ủ phân phải đạt khoảng 50 – 55 % (dùng tay nắm hỗn hợp phân ủ, thấy nước vừa rịn kẽ tay là được).

Không nên để quá khô, cũng như quá ướt  làm chậm quá trình phát triển của nấm men. Không nên nén quá chặt sẽ làm hạn chế sự phát triển cuả nấm men, kéo dài thời gian ủ, chất lượng phân không tốt.

Dùng bạt màu tối phủ kín đống phân che nắng, che mưa. Sau 3-5 ngày nhiệt độ của đống phân sẽ tăng lên khoảng 70oC, làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như tiêu diệt các loại mầm bệnh có trong phân chuồng có thể gây bệnh cho người và gia súc.

Sau đó, nhiệt độ hạ dần. Khoảng 20 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 25 – 40 ngày nữa là có thể sử dụng tốt cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu…

=>> Khi ủ phân bà con nông dân không nên dùng vôi, vì làm huỷ diệt các vi sinh vật trong phân, nên bón ngoài ruộng trước khi làm đất là tốt nhất.

Sử dụng

Sau 1-2 tháng phân ủ hoai, tơi xốp (không còn ấm) có thể đem bón ruộng vườn.
Rải đều lên mặt ruộng ẩm ướt và cày vùi.
Rải đều quanh gốc cây theo tán lá, xới trộn vào đất, phủ rơm cỏ và tưới ẩm

Với cách làm như trên, bà con có thể tự mình sản xuất ra phân hữu cơ vi sinh, mà giá thành lại rẻ.

Tuy nhiên đối với những hộ gia đình bận rộn cũng như cần lượng phân bón ít không có thời gian ủ thì Namix đã tạo ra những loại đất trồng đáp ứng nhu cầu cho các bạn như đất trồng rau, đất trồng rau và hoa,…

Có thể tiết kiệm chi phí từ 30-50% cho việc mua phân để bón lót.

Hơn nữa việc sử dụng phân hữu cơ đã ủ với chế phẩm Trichoderma bón cho cây còn giúp làm phong phú hệ vi sinh vật có ích cho đất, phòng được một số bệnh cây do nấm gây ra, góp phần bền vững môi trường đất canh tác nông nghiệp.

Với bài viết, phancompost.com vừa chia sẻ, hy vọng các bạn sẽ áp dụng thật hiệu quả phương pháp ủ phân chuồng để sử dụng trong nông nghiệp.

Liên hệ hệ thống đại lý của Namix trên toàn quốc

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Đại lý, nhà phân phối: 0902612348 hoặc Nhắn tin Zalo

Trang trại, ng ty mua sỉ: 0904003679 hoặc nhắn tin Zalo

Similar Posts