Chưa được phân loại

Cách ủ phân chuồng thành phân bón hữu cơ sử dụng trong nông nghiệp

ủ phân chuồng thành phân hữu cơ

Ủ phân chuồng thành phân bón hữu cơ sinh học sử dụng trong nông nghiệp nhằm mang lại thêm nhiều lợi ích cho cây trồng. Thế nhưng ddeerur đúng cách thì không phải ai cũng làm được.Nếu bạn đang có định ủ phân chuồng thì hãy đọc bài viết này của phancompost.com nhé!

ủ phân chuồng thành phân hữu cơ

Tìm hiểu về phân chuồng

Phân chuồng là loại phân hữu cơ được làm từ hỗn hợp các loại phân động vật kết hợp các loại rau cỏ, rơm rạ hoặc rác thải hữu cơ, phân xanh.

Phân chuồng có thể được ủ theo phương pháp truyền thống thông thường hoặc thông qua các chế phẩm sinh học như Trichoderma hoặc EM.

Các chất dinh dưỡng có trong phân chuồng

Phân chuồng bao gồm các dưỡng chất vô cơ và hữu cơ có thể hòa tan trong nước và sử dụng luôn cho cây trồng như nito amoni, phốt phát hòa tan và muối kali. Các chất dinh dưỡng đến từ mô thực vật, tế bào và vi khuẩn. Các chất này có sẵn trong cây khi bón vào đất sẽ giải phóng dinh dưỡng .

Tác dụng của phân chuồng

Phân chuồng cung cấp khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng; chất mùn hữu cơ…để tăng độ phì nhiêu cho đất. Kích thích sự phát triển cho các vi sinh vật có lợi. Tăng khả năng chống lại sâu bệnh, thời tiết cho cây trồng. Giúp bộ rễ cây phát triển mạnh mẽ, tăng hiệu quả sinh trưởng cho cây trồng. Tạo môi trường sống thuận lợi cho các sinh vật hữu ích như giun đất, sinh vật,…

Lưu ý trong cách ủ phân chuồng

Chọn địa điểm phù hợp để ủ phân chuồng

Địa điểm lí tưởng ủ phân chuồng là nơi có khả năng thoát nước tốt, cách xa giếng và nơi ở để tránh gây ô nhiễm cho môi trưỡng cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt sống.

Sử dụng bạt che đạt chất lượng

Sử dụng bạt che giúp cho phân đươc ủ không bị rửa trôi và không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Góp phần hạn chế tiếp xúc của thời tiết, tránh cho phân khô vào mùa hề và hỗn độn, ẩm ướt vào mùa mưa. Vì vấn đề này nên cần sử dụng những tấm bạt che phủ đạt chất lượng để hạn hư mục được trong thời gian dài hơn nhé!

Giữ ẩm cho phân chuồng ủ

Hãy chú ý luôn giữ cho phân đạt đủ độ ẩm nhất là vào mùa hè, khi thời tiêt nắng nóng phân cần được bổ sung thêm nhiều nước. Tuy nhiên, độ ẩm phân đạt chuẩn nhé! Điều chỉnh độ ẩm vừa phải không phải quá ẩm, gặp tình trạng nhỏ giọt quá nhiều nhé!

Nhiệt độ thích hợp cho phân chuồng ủ

Ban có thể theo dõi nhiệt độ phân một cách tốt nhất bằng cách sử dụng nhiệt kế để đo.Nhiệt độ tại một thời điểm càng tăng cao thì chứng tỏ vi khuẩn cũng đang hoạt động mạnh mẽ. Để ủ phân chuồng đạt hiệu quả cao thì nhiệt độ thích hợp trong tầm 40-80 độ C để các vi khuẩn có lợi phát triển.

Cách ủ phân chuồng thành phân hữu cơ

Chuẩn bị nguyên liệu

ủ đống nguyên liệu

Nguyên liệu ủ phân có thể là phụ phẩm từ nông nghiệp như bã mía, rơm rạ, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê, thân cây xanh, phân NPK hoặc phân gia súc, gia cầm, bã thải từ các hầm biogas, chế phẩm sinh học Trichoderma hoặc EM, riêng bài này phancompost.com chọn EM nhé!

Chú ý:

  • Các nguyên liệu chuẩn bị cần có kích thước càng nhỏ càng tốt nhé! Nguyên liệu có chiều dài tầm 1 gang tay là phù hợp để ủ phân chuồng thành phân hữu cơ nhất.
  • Đối với rơm rạ tươi thì cần ủ riêng từ 25-30 ngày trước khi đưa vào phối trộn. Còn đối với rơm rạ khô thì phải tưới nước cung cấp ẩm trước khi đem vào phối trộn.

Chuẩn bị dụng cụ

Đã nói ở phần lưu ý rồi thế nên không thể không chẩn bị một tấm bạt thật chất lượng để làm mái che phủ cho đống phân ủ. Thêm vào đó sử thêm các loại bao tải, bao ni lông để che phủ thêm hoặc làm lót nền đất cho dẫn cho nước ủ chảy vào hố gom nhỏ tránh chảy ra ngoài khi quá ẩm ướt.

Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ phân chuồng

Thường pha 2kg chế phẩm EM với 200 lít nước là sẽ cho ra nồng độ hợp lí nhất. Nếu bạn có chuẩn bị thêm nguyên liệu là phân NPK có thể hòa tan thêm 2kg phân vào dung dịch vừa pha nhé! Còn nếu không có phân NPK trong trường hợp này quá trình ủ phân vẫn được diễn ra nhé!

Cho dung dịch vừa pha vào bình ozoa, tiến hành tưới đều trên bề mặt đống nguyên liệu đã chuẩn bị để tiến hành ủ phân. Tùy vào nguyên liệu có độ ướt hoặc khô thế nào thì tưới chế phẩm lên cho phù hợp, cứ tiếp tục từng lớp như vậy cho đến khi hoàn thành quá trình tưới.

Che phủ và bảo quản

Sau khi ủ xong, nên đậy đống ủ bằng bạt hoặc nilong , để bảo đẩm tốt hơn và tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiêp của mặt trời, nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp .

Đảo đều , bổ sung nước và không khí

Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ của đống ủ sẽ tăng dần lên khoảng 40-50 độ C, vơi nhiệt độ làm cho nguyên liệu ủ bị khô và giảm dần lượng không khí cho vi sinh vật phát triển. Cứ cách 7-10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn nếu nguyên liệu khô thì tiến hành đổ thêm nước. Tùy theo loại nguyên liệu mà có thời gian ủ khác nhau dao động từ 35-60 ngày ủ tùy thuộc vào nguyên liệu được chọn nhé!

Ủ phân chuồng theo phương pháp mà phancompost.com vừa nêu ở bài viết có thể sử dụng để thay thế cho 20-30% lượng phân bón hóa học phải sử dụng hằng năm. Vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu tự nhiên vừa mang lại hiệu quả cao trong cải tạo và bảo vệ chất lượng đất trong nông nghiệp.

Chúc các bạn thành công với cách làm từ bài viết nhé! Còn nhiều cách ủ phân chuồng thành phân hữu cơ cùng đón đọc những bài viết sau cùng phancompost.com nhé!

Xem thêm: Phân bón hữu cơ gồm những loại nào? Đặc điểm của từng loại

Similar Posts