Dinh dưỡng cây trồng là yếu tố không thể thiếu trong sinh trưởng và phát triển cho cây trồng. Dinh dưỡng cây trồng cần thiết gồm những gì? Hãy cùng phancompost.com tìm hiểu về những loại dinh dưỡng cây trồng sử dụng nhé!
Dinh dưỡng cây trồng là gì?
Dinh dưỡng cây trồng là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng
Để sinh trưởng và phát triển bình thường cây trồng cần sử dụng 20 nguyên tố: 6 nguyên tố cấu tạo ( C,H,O,N,P,S) và 14 nguyên tố phát triển.
Dưới đây là bảng 17 nguyên tố cây hấp thu qua rễ
Phân loại các chất dinh dưỡng cây trồng cần thiết
Các chất dinh dưỡng cây trồng chia làm 3 loại chính
Đa lượng
Carbon (C) chiếm khoảng 45%, Hydro (H), Oxy (O) chiếm khoảng 42%, Đạm (N) khoảng 1,5%, Lân (P) khoảng 1%, Kali (K) khỏng 3%. Trong đó:
3 nguyên tố C, O, H được cung cấp từ nước và không khí nên được gọi là nguyên tố khoáng. Có vai trò:
- Nguyên tố cần thiết không thể thiếu để cây trồng hoàn thành chu kỳ sống
- Tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể thực vật, điều tiết quá trình trao đổi chất
- Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây trồng
- Tăng tính chống chịu của cây
Trung lượng
Gồm: Ca (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S).
Nhóm các nguyên tố trung lượng tồn tại trong cây với tỷ lệ thấp hơn, chỉ khoảng 1/1000 đến 1/100
Nhu cầu dinh dưỡng của nguyên tố trung lượng đối với cây ở mức độ trung bình
Vi lượng
Gồm: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molyphen (Mo) và Clo (Cl).
Nhóm các nguyên tố vi lượng cây cần số lượng rất ít, chỉ khoàng vài phần triệu đến 1/10000.
Các nguyên tố vi lượng đóng nhiều vai trò phức tạp trong dinh dưỡng thực vật và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Bổ sung đủ dinh dưỡng vi lượng giúp cây phát triển mạnh mẽ, cung cấp cân đối nguồn dưỡng chất cho cây phát triển toàn diện
Cơ sở để phân loại các yếu tố dinh dưỡng cây trồng
Dựa vào sự phối hợp của cả hai mặt nhu cầu của cây và khả năng cung cấp của đất, thể hiện ở nhu cầu của cây cần bổ sung bằng phân bón mà phân loại các yếu tố dinh dưỡng cây trồng và có cách bón phân cho cây trồng hợp lý.
Hai mặt nhu cầu của cây gồm:
- Hàm lượng các yếu tố đó có trong cây trồng
- Tầm quan trọng về sinh lí của các yếu tố
Chức năng các chất dinh dưỡng cây trồng cần thiết
Dinh dưỡng | Chức năng |
Carbon | Thành phần phân tử cơ bản của carbohydrate, protein, lipid, acid nhân |
Oxygen | Tương tự như carbon, tìm thấy hầu như trong tất cả hợp chấthữu cơ của cơ thể sống |
Hydrogen | Vai trò chính trong biến dưỡng của cây. Cân bằng ion và là tácnhân khử chính, và quan hệ năng lượng trong tế bào. |
Nitrogen | Thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng như protein và acidnucleic |
Phosphorus | Vai trò chính trong truyền năng lượng và biến dưỡng protein |
Kali | Điều hòa thẩm thấu và ion. Chức năng như cofactor hoặc chấtkích hoạt cho nhiều enzyme trong quá trình biến dưỡng carbohydrate và protein |
Calcium | Liên quan tới phân chia tế bào và vai trò chính trong tínhnguyên của màng |
Magnesium | Thành phần của chlorophyll và cofactor cho nhiều phản ứngenzyme |
Lưu huỳnh | Tương tự như P, liên quan tới năng lượng tế bào |
Sắt | Thành phần chính của enzyme heme và nonheme Fe và chất mang như cytochrome (chất mang điện tử trong quá trình hô hấp), và ferredoxin. Ferredoxin liên quan tới chức năng biếndưỡng chính như cố định N, quang hợp, và truyền điện tử. |
Kẽm | Là thành phần chủ yếu của một vài enzyme như dehydrogenase, proteinase, peptidase, gồm carbonicanhydrase, alcohol dehydrogenase, glutamic dehydrogenase, và malic dehydrogenase |
Manganese | Liên quan tới tiến trình O2 trong quang hợp và là thành phầncủa enzyme arginase và phosphotransferase |
Đồng | Thành phần cấu tạo của một số enzyme quan trọng nhưcytochrome oxidase, ascorbic acid oxidase, và laccase |
Boron | Chức năng sinh hoá đặc biệt của B chưa được biết, nhưng có liên quan tới quá trình biến dưỡng carbohydrate và tổng hợpthành phần của vách tế bào |
Molybdenum | Cần cho việc đồng hoá N bình thường trong cây. Thành phầnchủ yếu của enzyme nitrate reductase và nitrogenase (enzyme cố định đạm) |
Clorine | Cần thiết trong quang hợp và như chất kích hoạt enzyme có liên quan đến phân ly nước. Chức năng điều hòa thẩm thấu của cây ở vùng đất mặn |
Các biểu hiện khi dinh dưỡng cây trồng thiếu hụt
Biểu hiện dinh dưỡng cây trồng thừa:
- Cây sinh trưởng mạnh, thân lá tăng trưởng nhanh nhưng rất yếu, dễ đổ ngã.
- Đối với trên cây có múi đặc biệt thừa kali sẽ làm cho vỏ trái sần sủi.
- Trái dễ bị rụng do bón quá nhiều phân đạm.
- Rễ bị cháy do lạm dụng phân hóa học, dư thừa lượng phân bón.
Hậu quả:
- Sâu bệnh dễ tấn công khi cây quá dư thừa dinh dưỡng, do lúc đó cây bị mất sức.
- Cây bị mất cân bằng dinh dưỡng.
- Bộ rễ kém phát triển, cây không hút được dinh dưỡng trở nên suy kiệt, nấm tấn công gây thối rễ.
- Gây thất thoát sản lượng nông sản do bị rụng.
- Đất trồng sẽ trở nên chai cứng, khó hấp thu dinh dưỡng.
Biện pháp khắc phục:
- Bổ sung lượng phân hóa học hợp lý cân bằng, tránh lạm dụng.
- Tăng cường đi , phân chuồng kết hợp nấm Trichoderma
- Đi phân đúng thời điểm, đúng giai đoạn cây.
- Thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa những cành vượt, đem tiêu hủy.
Phancompost.com sẽ luôn tìm hiểu và đem đến thêm nhiều bài viết hay về nông nghiệp để đem đến cho các bạn đam mê nông nghiệp học tập. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của phancompost.com.