Nguyên tắc trong sản xuất nông nghiệp bền vững cần tuân thủ bạn đã biết chưa? Nông nghiệp hữu cơ đang dần trở thành xu hướng sản xuất trong thời đại hiện nay nên phancompost.com muốn tìm hiểu thêm về vấn đề nguyên tắc này qua bài viết.
Thực trạng của đất nông nghiệp Việt Nam
Độ phì nhiêu của đất có hiện tượng giảm sút hàm lượng hữu cơ cùng sự mất mát nhanh chóng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ở dạng vô cơ. Dân số ngày một gia tăng dẫn đến việc diện tích đất bình quân đầu người ngày một giảm sút. Ô nhiễm môi trường làm đất thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo hướng không có lợi
Tại sao nên hướng đến nông nghiệp hữu cơ bền vững
Phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, hormone tăng trưởng, giống biến đổi gen…chính là những nguyên nhân làm môi trường suy thoái nghiêm trọng, làm giảm năng suất của 23% diện tích đất toàn cầu.
Khi hệ sinh thái tự nhiên đang suy thoái với quy mô và tốc độ nhanh chóng như vậy. Cần phải hướng đến khắc phục dần ngay từ bây giờ, hướng tới nông nghiệp hữu cơ bền vững, giúp nông nghiệp hiệu quả.
Bên cạnh đó các tác động của hữu cơ trong nông nghiệp bạn cần biết như:
- Phân bón hữu cơ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng (các dưỡng chất cần thiết N,P,K)
- Bón phân hữu cơ giúp cây trồng phát triển cân đối, bền vững và ổn định tăng chất lượng nông sản
- Đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng, bổ sung chất mùn cho đất, cân bằng hệ vi sinh vật trong đất.
- Hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng, bảo vệ cấu trúc đất
- Phân bón hữu cơ có tác động rất tốt trong công việc cải tạo đất trồng, đặc biệt là đất cát và đất bị bạc màu.
- Hạn chế sâu bệnh hại tốt hơn phân bón hóa học.
- Phân hữu cơ dễ dàng bị phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường đưa nông nghiệp theo hướng bền vững.
Các nguyên tắc cơ bản trong canh tác nông nghiệp hữu cơ bền vững
Nguyên tắc 1: Bảo toàn sinh thái
- Tăng cường đa dạng sinh học trong hệ thống sản xuất nông nghiệp
- Cải thiện hoạt tính sinh học của đất ngày một nâng cao
- Duy trì độ màu mỡ lâu dài của đất
- Tái chế chất thải của sinh vật trả lại dinh dưỡng cho đất, giảm sử dụng nguồn tài nguyên khó tái tạo
- Thúc đẩy việc sử dụng bền vững đất, nước, không kh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh
Nguyên tắc 2: Làm phong phú hệ sinh thái
Hệ sinh thái quanh ta bao gồm hệ thống các quần thể sinh vật cùng chung sống và phát triển trong một hệ thống cụ thể nào đó, giữa chúng có mối quan hệ khác nhau để cùng sinh trưởng, phát triển và duy trì sự sống trong cùng môi trường đó. Vì vậy, nông nghiệp hữu cơ yêu cầu nông dân ý thức hơn về nỗ lực cải thiện mối cân bằng sinh thái và dinh dưỡng đất.
Cải thiện đất bằng các vật liệu hữu cơ và làm tăng tính đa dạng sinh học bởi đất đai là yếu tố then chốt trong canh tác nông nghiệp hữu cơ.Có nhiều cách để làm tăng đa dạng sinh học như luân canh, xen canh cây trồng , trồng cây to,…
Xem thêm; Vai trò của hệ sinh vật đất trong nông nghiệp
Nguyên tắc 3: Tuân thủ theo chu trình
Đối với nông nghiệp hữu cơ cần tuân thủ theo tiến trình tự nhiên trọng yếu sau:
- Chu trình dinh dưỡng ( đặc biệt chu trình đạm và cac-bon)
- Chu trình thủy phân
- Điều kiện khí hậu, ánh sáng
- Mối quan hệ sinh thái và tính cân bằng (trong đồng ruộng và chỗi thức ăn)
Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ bền vững luon được xây dựng dựa trên một nền tảng canh tác bền vững phù hợp với quy luật tự nhiên.
Nguyên tắc 4: Cẩn trọng trong ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Trong nông nghiệp hữu cơ bền vững cấm sử dụng hóa chất tổng hợp trong sản xuất, tuy nhiên ruộng sản xuất hữu cơ vẫn bị nhiễm bẩn từ sự ô nhiễm bởi môi trường xung quanh nơi canh tác.
Vì vậy, nông dân cần cố gắng tới mức tối đa ngăn ngừa sự ô nhiễm từ bên ngoài vào khu vực sản xuất. Bên cạnh đó, hạn chế và ngăn chặn sự nhiễm bẩn có thể xảy ra từ ngay quá trình sản xuất hữu cơ của chính trang trại.
Nhìn chung, để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững người canh tác nên bắt đầu thay đổi thói quen canh tác và áp dụng những nguyên tắc nêu trên. Hi vọng với bài viết này của phancompost.com sẽ giúp bạn phần nào tiến gần hơn với mục tiêu nông nghiệp bền vững của mình nhé!