Chưa được phân loại

Các loại dẫn xuất từ chế phẩm EM gốc thường được sử dụng

Dẫn xuất của chế phẩm EM có rất nhiều loại trên thị trường và rất khó để phân biệt các loại chế phẩm với nhau.

Vậy chế phẩm sinh học EM có những loại nào? Làm thế nào để nhận biết các loại chế phẩm EM?

Cùng tìm hiểu với phancompost.com nhé!

Chế phẩm EM gốc( EM1)

Chế phẩm vi sinh EM gốc có 2 loại: EM gốc dạng dịch ( chế phẩm EMGRO) và EM gốc dạng bột ( Men vi sinh EMZEO)

  • Dung dịch EM gốc là chất lỏng có màu nâu vàn với mùi dễ chịu, nếm có vị chua ngọt.
  • Độ pH <3,5. 
  • Bảo quản EM1 ở nhiệt độ bình thường, ổn định, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
  • Thời gian bảo quản trong 12 – 18 tháng.
  • Nếu thấy trên bề mặt có lớp váng mỏng màu trắng khi bảo quản, lớp vi sinh vật này không có hại và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Cách nhận biết EM gốc dạng dịch và dạng bột là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu và mật độ vi sinh vật > 10^8 CFU/ml hoặc CFU/gr ( một gram hoặc 1 ml chế phẩm chứa hàng tỉ vi sinh vật). 

Chế phẩm EM trong nông nghiệp

EM gốc được sử dụng để sản xuất, sinh khối ra các dòng chế phẩm EM thứ cấp như: EM2, EM5, EM Bokashi, EM chuối, EM tỏi, EM trầu …

Nói cách khác, các loại chế phẩm EM khác chính là loại chuyển hóa của EM gốc với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm giá thành sử dụng EM.

Chế phẩm EM2

Chế phẩm EM2 là loại chế phẩm thứ cấp, được tạo ra bằng cách sinh khối dịch EM1 với mật rỉ đường và nước sạch.

  • 1 lít chế phẩm EM gốc sản xuất ra được 50 lít EM2 
  • Thời hạn sử dụng chế phẩm EM2 ngắn, khoảng từ 3 – 6 tháng

Quy trình chế và ủ EM2 được thực hiện theo các bước như sau:

  • Đổ nước vào thùng, đổ mật mía vào và khuấy cho tan mật mía.
  • Nếu sử dụng bột ngô hoặc cám gạo, đổ bột vào và khuấy đều.
  • Đổ 1 lít chế phẩm gốc EM vào và khuấy đều.
  • Đậy nắp thùng, đảm bảo yếm khí và bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp.

Lưu ý: Thời gian ủ từ trong 3 đến 5 ngày sẽ tạo ra 20 lít EM2.

Có thể thực hiện các bước tương tự với EM gốc dạng bột.

Chế phẩm EM5

EM5 còn có tên gọi khác là EM rượu, được tạo ra bằng cách ủ EM gốc + rượu + dấm + rỉ đường + nước sạch 

Chế phẩm EM5 có tác dụng phòng chống sâu bệnh hại cây trồng bằng cách xua đuổi côn trùng

EM5 không gây độc hại cho con người, môi trường và vật nuôi

  • Trộn rỉ đường với nước, chú ý để hoà tan rỉ đường hoàn toàn. Có thể sử dụng nước ấm để hoà tan nhanh rỉ đường.
  • Đổ dấm, rượu (hoặc cồn pha loãng), sau đó cho EM1.
  • Rót dung dịch hỗn hợp vào can nhựa (hoặc thùng) đậy nút kín.
  • Đổ đầy can để duy trì điều kiện kỵ khí.
  • Các cây, cỏ, quả được xay nghiền nhỏ cho vào can nhựa (nếu muốn).

Bảo quản ở nơi ấm (25-30oC), tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Khi thùng chứa có nhiều khí lên men, thường xuyên mở nắp để xả gas, sau đó đóng chặt lại như cũ.

EM5 có thể sử dụng khi gas không còn sinh ra nữa. EM5 có chất lượng tốt khi cho mùi thơm, ngọt (mùi ester/ rượu).

EM Bokashi

EM bokashi là loại chế phẩm EM thứ cấp dạng bột, được sản xuất bằng cách lên men cám gạo hoặc mùn cưa với mật rỉ đường và men vi sinh EM gốc

Có 2 loại EM Bakashi:

  • Bokashi B:được sử dụng làm  thức ăn cho vật nuôi.
  • Bokashi C:được sử dụng để xử lý môi trường

EM F.P.E

Quá trình ủ chế EM F.P.E được tiến hành cụ thể theo những công đoạn như sau:

  • Cỏ được chặt nhỏ thành đoạn (từ 2-5cm) rồi cho vào thùng.
  • Hoà EM1 và rỉ đường vào nước sau đó đổ dung dịch vào thùng chứa cỏ.
  • Đậy thùng chứa bằng túi nilon đen.
  • đặt lên nilon một vật nặng để nén cỏ xuống. Trong thời gian đó cẩn thận không cho không khí vào thùng chứa và đậy nắp thùng lại.
  • Bảo quản thùng chứa ở nơi ấm (từ 25-300C) và tránh ánh nắng mặt trời.
  • Quá trình lên men bắt đầu và gas sẽ hình thành trong khoảng từ 5-10 ngày. Quá trình này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
  • Đảo trộn cỏ trong thùng thường xuyên để xả gas.

Chế phẩm EM thảo dược

EM thảo dược là dòng chế phẩm EM thứ cấp, được sản xuất bằng cách lên men các nguyên liệu thảo dược: tỏi, ớt, gừng, giềng, nha đạm … với chế phẩm EM gốc ( EMGRO) và mật rỉ đường ( có thể cho thêm rượu và giấm)

Các loại EM thảo dược phổ biến như: EM tỏi, gừng, giềng, ớt … được sử dụng để nâng cao sức đề kháng, chống chịu bệnh cho cây trồng và vật nuôi

Chế phẩm EM thảo mộc

Chế phẩm EM thảo mộc là loại chế phẩm sinh học được lên men từ rau, củ, quả … với chế phẩm EM1, có tác dụng tạo ra loại GE hữu hiệu cho cây trồng.

EM thảo mộc được sản xuất bằng cách ủ thảo mộc, củ, quả với mật rỉ đường, nước sạch và chế phẩm EM1

EM thảo mộc  được sử dụng để bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi hoặc pha loãng tưới cho cây trồng

Cơ chế hoạt động dẫn xuất của chế phẩm EM

  • Nguyên lý hoạt động của công nghệ chế phẩm sinh học EM là trong mỗi điều kiện phù hợp ( hiếu khí hoặc hiếm khí) sẽ kích hoạt hệ sinh thái vi sinh vật hữu ích phù hợp.
  • Các vi sinh vật này có sẵn trong chế phẩm, hoạt hóa nhanh chóng xử lý môi trường hiệu quả.
  • Phân giải nhanh các chất thải hữu cơ thành các chất có cấu trúc phân tử nhỏ hơn.
  • Sử dụng các chất được phân giải ra chuyển hóa thành các chất có lợi cho môi trường, cây trồng, vật nuôi …
  • Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất thải hữu cơ, tạo lập và phát triển mạnh hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu trong môi trường, đất, nước … 

Các công dụng của dẫn xuất của chế phẩm EM

Một số công dụng cơ bản của EM trong trồng trọt như sau:

  • Cải tạo chất lượng đất sau quá trình bạc màu do trồng trọt.
  • Tăng sức đề kháng, chống chịu
  • Kích thích giúp cây nhanh cho hoa, quả, mầm…
  • Kích thích khả năng quang hợp, làm tăng số lượng và chất lượng cá tế bào diệp lục.
  • Hấp thụ dinh dưỡng từ phân bón tốt hơn
  • Giảm cỏ dại, sâu bệnh
  • Ủ phế thải nông nghiệp, phân chuồng … làm phân hữu cơ cho cây trồng hấp thu
  • Phân hủy và khử mùi hôi thối phế thải nông nghiệp
  • Cải tạo đất, nâng cao hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp
  • Tạo ra kích thích tố sinh học thực vật, giúp cây tăng trưởng nhanh, đề kháng sâu bệnh tốt
  • Giúp cho cây rau phát triển và sinh trưởng tốt, các chỉ tiêu cấu tăng năng suất (số lá/ cây, diện tích lá..) đều tăng.
  • Sử dụng EM giảm 50- 60% lượng thuốc trừ sâu.

Với những gì phancompost.com vừa trình bày bạn đã nắm được hết chưa?

Hãy áp dụng các phương pháp trên để tạo cho mình những dẫn xuất của chế phẩm EM vừa tiết kiệm vừa đem lại hiệu quả cao trong nông nghiệp.

Xem thêm: Những kiến thức cần biết và nắm giữ đối với chế phẩm EM

Website: https://namix.vn/

Similar Posts