Chưa được phân loại

Những kiến thức cần biết và nắm vững đối với chế phẩm sinh học EM

Chế phẩm sinh học EM là gì

Chế phẩm sinh học EM là gì? Nếu bạn là người  tìm hiểu về nông nghiệp hữu cơ chắc hẳn đã từng nghe đến.

Tuy nhiên, để hiểu vững và biết chính xác hơn về loại chế phẩm này, đừng nên bỏ qua bài viết của phancompost.com dưới đây

Chế phẩm sinh học EM là gì

 Chế phẩm sinh học là gì?

  • Chế phẩm sinh học EM (Effective microorganisms) còn gọi là những vi sinh vật hữu hiệu được cung cấp cho môi trường và cùng với những vi sinh vật có ích sẵn có trong chính môi trường đó sẽ lấn áp, hạn chế các vi sinh vật có hại khác.
  • Các VSV này sống cộng sinh trong cùng môi trường đó là lên men, tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau. Trong đó chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển
  • Các loài vi sinh vật có ích như vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc,…

Thành phần của chế phẩm sinh học EM

  • Trong chế phẩm EM có hơn chủng vi sinh vật ( cả hiếu khí lẫn hiếm khí) được chia làm 5 nhóm chính.
  • Mỗi loại vi sinh vật có trong chế phẩm vi sinh EM có chức năng hoạt động riêng rẽ. Chúng sống công sinh , tương hỗ lẫn nhau trong cùng một môi trường
  • Tùy từng điều kiện cụ thể, chế phẩm EM sẽ kích hoạt mạnh hệ vi sinh vật tương ứng hữu dụng.

Nhóm vi khuẩn quang hợp

  • Trong chế phẩm EM, nhóm vi khuẩn quang hợp chiếm chủ đạo.
  • Các vi sinh vật thuộc nhóm này có chức năng chuyển hóa quang năng thành năng lượng hóa học tham gia vào các phản ứng sinh hóa năng lượng của cây trồng.
  • Các sản phẩm thải ra của quá trình trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp, chính là dinh dưỡng của các hệ vi sinh vật khác trong chế phẩm.
  • Chính vì vậy các vi sinh vật trong chế phẩm, sống cộng sinh với nhau, hỗ trợ nhau sinh trưởng và phát triển

Nhóm vi sinh vật lactic

  • Vi khuẩn lactic chính là vi sinh vật được ứng dụng trong quá trình lên men lactic chế biến, ủ thức ăn cho gia súc, gia cầm
  • Vai trò chủ đạo của vi sinh vật lactic là chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành dễ tiêu, dễ hấp thu cho cây trồng và vật nuôi
  • Bên cạnh đó, vi khuẩn lactic còn tiết ra các chất ức chế, ngăn ngừa các vi sinh vật gây thối, gây mùi, gây bệnh phát triển ( do sinh ra acid lactic)
  • Vi khuẩn lactic còn ức chế và tiêu diệt một số nấm gây bệnh hại cây trồng như: Fusarium (làm yếu cây, chết cây, cây còi cọc …)  

Nhóm xạ khuẩn

  • Là loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và nấm
  • Nhóm xạ khuẩn tham gia hoạt động rất mạnh trong quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ: xenlluloz, tinh bột, lignin …
  • Trong quá trình trao đổi chất, các vi sinh vật thuộc nhóm xạ khuẩn còn sinh ra các chất kháng sinh, có tác dụng diệt nấm bệnh và vi khuẩn gây hại.
  • Chính vì vậy, chế phẩm sinh học EM được sử dụng như là dòng men vi sinh phân giải rác thải hữu cơ vô cùng hiệu quả

Nhóm nấm men

  • Chức năng chính của nấm men trong chế phẩm sinh học là tham gia vào các quá trình trao đổi chất, sản sinh ra vitamin, acid amin, các chất có hoạt tính sinh học ( kích thích tố sinh học): hormone, enzyme
  • Những sản phẩm được tạo ra trong quá trình trao đổi chất của nấm men lại là dinh dưỡng cho các nhóm vi sinh khác trong chế phẩm
  • Hơn nữa, trong thành phần của tế bào nấm men, có chứa rất nhiều loại vitamin, acid amin ( đặc biệt là các loại acid amin không thay thế).

Nhóm nấm sợi

  • Nấm sợi là loại nấm sản sinh ra men ( enzyme), tiêu biểu như: Aspergillus, Pennicillium … nhờ các enzyme này mà tinh bột, xenlluloz, lignin, protein, lipit … thủy phân dễ dàng và nhanh chóng tạo ra các dưỡng chất có lợi cho môi trường
  • Nấm sợi tham gia vào quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ, khử mùi hôi thối của rác thải, nước thải … rất hiệu quả

Công dụng của chế phẩm sinh học EM

Một số công dụng cơ bản của men vi sinh EM như sau:

  • Phân giải nhanh rác thải, phế thải nông nghiệp, mùn bã hữu cơ, phân bắc, phân chuồng, phân cá, phân bánh dầu, phân đậu tương, phân trùn quế … làm phân ủ hữu cơ vi sinh.
  • Tăng cường hệ vi sinh vật hữu hiệu, tạo hệ sinh thái vi sinh vật hữu ích cho cây trồng và môi trường đất
  • Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, ít bị rửa chua
  • Khử mùi hôi chuồng trại và làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi
  • Khử mùi hôi thối của chất thải hữu cơ
  • Diệt mầm bệnh vi sinh vật có hại trong chất thải
  • EMIC GỐC sản xuất ra các dòng chế phẩm thứ cấp như: EM2, EM5 – EM rượu, EM chuối, EM tỏi, EM Bokashi …
  • Dùng để ủ rác thải hữu cơ làm thức ăn cho trùn quế ăn
  • Men vi sinh EM – EMIC ủ chín sinh học thức ăn cho vật nuôi ăn
  • Xử lý nước thải: với từng loại nước thải thì liều lượng sử dụng là khác nhau, thông thường nên dùng 100 – 200ml EMIC xử lý cho 1m^3 nước thải
  • Chế phẩm EMIC khử mùi hôi chuồng trại hiệu quả: pha 1 lít EMIC với 30 – 40 lít nước sạch, phun đều nơi ô nhiễm.

Tác dụng của chế phẩm sinh EM đối với cây trồng

  • Tăng khả năng quang hợp cho cây và cố định đạm cùng khả năng chuyển hóa sinh dưỡng tốt. Nên nhừ có EM cây trồng phát triển vượt bậc.
  • Kích thích ra hoa, kích thích nảy mầm khi sử dụng chế phẩm EM thử pha với nước tạo thành dung dịch tưới cho cây trồng
  • Góp phần ức chế vi sinh vật có hại cho cây trồng, đồng thời làm tăng khả năng đề kháng và tính chống chịu của cây trồng. 
  • Thúc đẩy quá trình phân hủy, chuyển hóa chất hữu cơ và giảm mùi hồi khi trộn hỗn hợp phân hữu cơ ,chế phẩm EM và nấm đối kháng Trichoderma với nhau

Cách pha chế chế phẩm EM gốc tùy theo nhu cầu sử dụng

EM gốc pha chế thành EM thứ cấp( EM2)

  • Công thức pha

1 lít EM1 + 1 lít Rỉ đường ( hoặc 1kg đường nâu hoặc 1kg đường phên ) + 18 lít nước ủ trong 3 đến 5 ngày sẽ tạo ra 20 lít EM2 

  • Cách ủ

Đổ hỗn hợp vào can nhựa hoặc thùng chứa có nút đậy chặt (yếm khí) và bảo quản ở nhiệt độ bình thường, đặt nơi mát tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. 

  • Công dụng

Chế phẩm EM thứ cấp dùng để xử lý nước thải, xử lý rác thải, xử lý môi trường, khử mùi hôi thối trong chăn nuôi … đặc biệt có thể dùng trong xử lý nước ao nuôi thủy sản

EM gốc pha thành chế phẩm BOKASHI

Cách làm Bokashi thức ăn cho gia súc

  • Công thức:

1 lít EM1 + 1 lít Rỉ đường + 20 lít Nước + (30 – 50kg) thức ăn ủ 3-5 ngày thu được Bokashi B

  • Cách ủ:
  1. Trộn đều các thành phần thức ăn, sau đó vừa phun dung dịch vừa tạo theo công thức trên vào hỗn hợp vừa trộn cho đến khi độ ẩm đạt 30 – 40% là được. 
  2. Cho vào bao hoặc thùng chứa, bao kín để lên men kỵ khí. 
  3. Ủ từ  7-10 ngày, khi hỗn hợp có mùi lên men ngọt, thơm, có mốc trắng trên bề mặt, có nghĩa Chế phẩm Bokashi B  đã làm xong và đem dùng cho vật nuôi ăn.

Cách làm chế phẩm Bokashi xử lý môi trường

  • Công thức: 

5 lít EM1+ 5 lít Rỉ đường + 100 lít Nước + Cám gạo + mùn cưa ủ kín 3-5 ngày thu được Bokashi B. 

  • Cách ủ:
  1. Cám gạo và mùn cưa được chia theo tỷ lệ 1:1 và Trộn đều các thành phần sau đó vừa phun dung dịch trên vào các hỗn hợp vừa trộn cho đến khi độ ẩm đạt 30 – 40 % là được. 
  2. Cho vào bao hoặc thùng chứa, bao kín để lên men kỵ khí. 
  3. Ủ từ  5 – 7 ngày, khi hỗn hợp có mùi lên men ngọt, thơm, có mốc trắng trên bề mặt là thành công.

EM gốc pha thành hóa chất để ủ phân của vật nuôi

  • Công thức:

Trộn 1-2% lít chế phẩm sinh học EM gốc + 8% rỉ đường + 90% phân khô, trộn đều.

  • Cách ủ: 
  1. Trộn đều các thành phần và bổ sung thêm nước đạt độ ẩm 60-65% vung đống, dùng bạt phủ kín, theo dõi thường xuyên nhiệt độ và độ ẩm.
  2. Sau 2 tuần đảo đều, có thể giảm nhanh mùi và 1 tháng sau thì đem sử dụng.

EM gốc pha thành ủ rác hữu cơ

  • Công thức:

20 lít chế phẩm sinh học EM gốc phân bón đã hoạt hóa + 0,5 tấn rác + 0,5 tấn phân chuồng + 2-3 lít rỉ.

  • Cách ủ:
  1. Trộn đều và vun đống hỗn hợp theo công thức trên cho đến độ ẩm khoảng 60%.
  2. Che đậy để tránh mất nhiệt trong 30-45 ngày đưa ra sử dụng.
  3. Ủ từ 7-10 ngày đảo trộn 1 lần.

EM gốc pha chế thành phân bón cho cây trồng

  • Tưới gốc: 

Pha chế phẩm EM thứ cấp với nước theo tỉ lệ 1:200 đối với cây lớn và 1:400 đối với cây nhỏ.

  • Phun qua lá: 

Pha Chế phẩm EM thứ cấp với nước theo tỷ lệ 1:1000, dùng dung dịch này phun thật đẫm cho cây trồng vào sáng sớm hay chiều tối, cứ 15 ngày phun tưới một lần lưu ý tránh phun vào hoa lúc cây đang ở giai đoạn ra hoa.

EM gốc pha chế thành dung dịch để tạo năng suất cho cây trồng

Chế phẩm EM thảo dược: 

  • Công thức: 

1 lít Chế phẩm EM gốc + 1 lít gỉ đường( hay 1Kg đường đỏ) + 1 lít cồn 350 + 1 lít giấm ăn + 1Kg hỗn hợp gừng, giềng, tỏi, ớt + 6 lít nước.

  • Cách ủ:
  1. Trộn đều tất cả cá thành phần theo công thức và sau đó cho vào nơi ủ, ủ tầm 7 ngày và sau đó sử dụng. 
  2. Lấy 1 ml dịch trong của hỗn hợp sau ủ này hòa trong 1 lít nước rồi đem phun đẫm cho cây giống, cây cảnh.

Chế phẩm EM thảo mộc:

  • Công thức:

250ml Chế phẩm EM gốc + 500ml gỉ đường( hoặc 0.5 Kg đường đỏ) + 9 lít nước + Củ, cỏ, quả xanh.

  • Cách ủ: 
  1. Trộn đều tất cả cá thành phần theo công thức và sau đó cho vào nơi ủ. Hỗn hợp thu được sẽ được sử dụng sau 7 ngày ủ.
  2. Lấy 1 ml dịch trong của hỗn hợp sau ủ này hòa trong 1 lít nước rồi đem phun đẫm cho cây giống, cây cảnh

Cách bảo quản chế phẩm sinh học EM

  • Để nơi nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời
  • Nếu dung dịch có mùi thối, hoặc độ pH> 4,0 thì được coi là EM hỏng và không dùng được
  • Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về chế phẩm sinh học EM. Hi vọng bạn đã có những kiến thức cơ bản về loại chế phẩm sinh học EM này qua bài viết.

Hãy cùng theo chân phancompost.com ở những bài viết sau để có thêm những thông tin về loại chế phẩm này

Xem thêm: Chế phẩm sinh học EM

Liên hệ hệ thống đại lý của Namix trên toàn quốc

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Đại lý, nhà phân phối: 0902612348 hoặc Nhắn tin Zalo

Trang trại, ng ty mua sỉ: 0904003679 hoặc nhắn tin Zalo

Similar Posts