Chưa được phân loại

So sánh các loại phân hữu cơ hiện có trên thị trường

Phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong cải tạo đất và bảo vệ môi trưởng tránh những ô nhiễm không cần thiết.

Với sự phát triển của công nghệ sinh học, các loại phân hữu cơ được sản xuất đưa ra thị trường với khác biệt về nguồn nguyên liệu liệu và cách xử lí so với truyền thống.

Để phục vụ cho quá trình canh tác hiệu quả,Với bài viết này phancompost.com sẽ so sánh đặc điểm của các loại phân bón hữu cơ để có cách sử dụng phù hợp với mục đích trồng trọt

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là tên gọi chung của các hợp chất dưới dạng hữu cơ được sử dụng trong nông nghiệp chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng.

 Phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…

Phân loại phân bón hữu cơ gồm những loại nào?

Phân bón hữu cơ được chia làm 2 nhóm chính:

Phân hữu cơ truyền thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân trùng quế,…

Phân hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh,  phân bón vi sinh và phân nón hữu cơ khoáng.

Nhóm phân bón hữu cơ truyền thống

  • Nguyên liệu chính: chất thải của vật nuôi, phế phẩm trong nông nghiệp, phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu)…
  • Cách xử lý truyền thống: ủ hoai mục
 Ưu điểmNhược điểm
Phân chuồngChứa dinh dưỡng đa-trung-vi lượng cung cấp cho cây trồng và đất
Tăng độ phì nhiêu, tơi xốp, ổn định kết cấu đất
Tạo điều kiện cho rễ phát triển, hạn chế xói mòn hạn hán
Hàm lượng dinh dưỡng thấp.
Nếu không xử lý đúng kỹ thuật sẽ tìm ẩn các mầm bệnh ảnh hưởng đến cây trồng và thậm chí là sức khỏe người sử dụng.  
Phân xanhBảo vệ, cải tạo đất đai và hạn chế xói mòn.Tác dụng chậm và chỉ dùng để bón lót. Ngoài ra còn gây phát thải khí nhà kính.
Phân rácTăng độ tơi xốp
Ổn định kết cấu đất
Hạn chế xói mòn
Chống hạn cho cây trồng.
Hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp trong thời gian dài.
Có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu nếu không được xử lý đúng kỹ thuật.  
Than bùnTốt trong việc bón cải tạo
Tăng độ phì nhiêu và hữu cơ cho đất.
Hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối lượng lớn vừa tốn công tốn sức vừa tốn chi phí.  
Phân trùn quếHàm lượng dinh dưỡng rất cao, chứa đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng.
Chứa các acid hữu cơ, IAA,… giúp tăng độ màu mở, tơi xốp của đất trồng.
Chứa hệ vi sinh vật đa dạng giúp chuyển đổi các dinh dưỡng khó hấp thụ thành dạng dễ hấp thụ.
Tăng sức đề kháng cho cây trồng trước các mầm bệnh và tác nhân bất lợi của môi trường.
An toàn cho cây trồng, con người và sinh vật có ích.  
Hàm lượng các chất hữu cơ có trong phân vi sinh thấp
Hạn chế của nó là có thời hạn sử dụng, nguồn hữu cơ có hạn.    

Nhóm phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp

  • Phân hữu cơ vi sinh

Là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…

  • Phân hữu cơ sinh học

Là phân bón chế biến từ các loại hữu cơ được pha trroojn, xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật lợi giúp tăng và cân bằng hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Trong phân bón có trên 22% thành phần là chất hữu cơ.

  • Phân hữu cơ khoáng

Là phân hữu cơ được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô gồm N,P,K. Có chứa trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa hoc, N+P+K

So sánh giữa các loại phân bón hữu cơ trên thị trường

Đặc điểm so sánhPhân hữu cơ truyền thốngPhân hữu cơ sinh họcPhân hữu cơ vi sinhPhân hữu cơ khoáng
Bản chấtChế biến từ nguồn nguyên liệu và cách xử lí truyền thống( ủ hoai)Chế phẩm chứa các vi sinh vật có íchChế phẩm chưa các vi sinh vật có ích, có một số vi sinh vật còn sốngPhân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ gồm N, P, K
Vai tròBổ sung chất dinh dưỡng cho đấtTạo môi trường cho các quy trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợiTạo ra các chất dinh dưỡng mà cây trồng khó hấp thụ được thành dễ hấp thụ, cải tạo đất, phòng trừ sâu bệnh,…Cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng khoáng cao
Các chủng vi sinhBổ sung chất dinh dưỡng cho đấtVi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…  Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải celluloseCác chủng vi sinh cố định đạm , bổ sung chất dinh dưỡng cho đất
Phương pháp sử dụngBón lót khi làm đất, trước khi trồng. Bón theo hàng, theo hốc và rải trên mặt đất rồi vùi xuốngPhun lên lá hoặc bón gốc. Bón trực tiếp vào đấtTrộn vào hạt giống Bón trực tiếp vào đấtBón thúc là chính Bón vòng quanh gốc. Bón trực tiếp vào đất.  

Đây là tất cả những tổng hợp một cách khách quan mà phancompost.com đem đến. Mong ràng với những thông tin,bạn sẽ chọn cho mình được loại phân hữu cơ phù hợp phục vụ cho công tác canh tác

Xem thêm: Phân hữu cơ gồm những loại nào? Ưu và nhược điểm của từng loại

Biến rác thải thành phân bón hữu cơ sử dụng trong nông nghiệp

Liên hệ hệ thống đại lý của Namix trên toàn quốc

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Đại lý, nhà phân phối: 0902612348 hoặc Nhắn tin Zalo

Trang trại, công ty mua sỉ: 0904003679 hoặc nhắn tin Zalo

Similar Posts