Chưa được phân loại

Biến rác thải thành phân bón hữu cơ sử dụng trong nông nghiệp

Biến rác thải thành các vât những vật liệu tái sử dụng trong cuộc nhằm giam ô nhiễm môi trường đang là vẫn đề cần thiết.

Vậy hãy cùng theo chân phancompost.com trong bài viết sau để có thể tìm ra cách khắc phục hiệu quả mà cụ thể là cách làm sao biến rác thải thành phân bón hữu cơ.

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là tên gọi chung của các hợp chất dưới dạng hữu cơ được sử dụng trong nông nghiệp chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng.

 Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…

Lợi ích phân bón hữu cơ

  • Làm tơi xốp, nâng cao độ phì nhiêu cho đất trồng
  • Tăng hàm lượng dinh dưỡng, các loại vi sinh vật giúp cân bằng hệ vi sinh cho đất đai và cây trồng
  • Giúp cây dễ dàng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, tăng năng suất cho cây trồng
  • Làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, ngăn ngừa xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dinh dưỡng có trong đất
  • Giúp tăng khả năng chống chịu cho cây trồng
  • Cải tạo đất và giảm ô nhiễm môi trường
  • Tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn với sức khỏe cộng đồng

 Nguồn vật liệu biến rác thải  thành phân bón hữu cơ

Các loại rác thải hữu cơ bao gồm:

  • Phần thải bỏ của các loại thực phẩm chế biến thức ăn cho con người: cuộng rau, nước vo gạo, vỏ củ quả, xương lợn, xương gà, xương  bò ….
  •  Thức ăn dư thừa hoặc hư hỏng và không thể sử dụng của con người: cơm thừa, canh cặn, hoa quả thối hỏng …
  •  Phế thải nông nghiệp: rơm, rạ, cỏ, lá cây, thân cây, cành cây, vỏ cà phê, bã mía, mùn cưa, trấu, vỏ lạc …
  •  Phế thải từ các cơ sở sản xuất, chế biến tinh tột
  •  Phân thải của các vật nuôi: gà, lợn, trâu, bò, dê …
  •  Phế thải hữu cơ từ các nhà máy: nhà máy giấy, tinh bột, nhà máy sợi, sợi bông, nhà máy chế biến thức ăn …

Các cách biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Quy trình chung ủ phân hữu cơ

Biến rác thải thành phân bón hữu cơ từ những nguyên liệu bỏ đi tại nhà bếp

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu để ủ rác thải nhà bếp

  • Rác thải nhà bếp
  • 1 Thùng sơn nhựa 20l .
  •  Chế phẩm ủ phân

Bước 2: Tiến hành cách ủ rác thải nhà bếp thành phân như sau:

  • Cho nguyên liệu vào thùng ủ.
  •  Trộn đều nguyên liệu với chế phẩm ủ phân (nếu nguyên liệu khô thì có thể hòa với ít nước tưới), đậy kín thùng.
  • Sau 15 ngày mở ra đảo 1 lần.
  •  Sau khoảng 1 tháng có thể đưa ra sử dụng.

Cách biến rác thải thành chất hữu cơ từ nguyên liệu bỏ trong sinh hoạt

Bước 1: Chọn thùng chứa phân bón hữu cơ

Yêu cầu về thùng ủ phân hữu cơ

Đầu tiên, cần chuẩn bị thùng chứa có thể tích khoảng 20 -120 lít. Chú ý nên khoan vào lỗ nhỏ ở thân thùng để có chỗ thoát nước.

Bước 2: Xác định vị trí đặt thùng thích hợp

  • Yêu cầu đầu tiên trong quá trình biến rác thải thành phân bón là đặt thùng ở nơi xa chỗ sinh hoạt để tránh mùi hôi
  • Nhiều ánh nắng để thúc đẩy quá trình phân hủy rác nhanh hơn.
  • Đặt nơi có chỗ thoát nước

Bước 3: Phân loại rác, chọn những rác thải hữu cơ làm phân bón hữu cơ tại nhà

Chú ý không nên sử dụng đồ nhựa, các loại xương, thịt của gia súc, gia cầm,… vì khó phân hủy, gây mùi hôi thối.

Đặc biệt, không nên dùng các loại rác có tinh dầu như vỏ quýt, cam, lá bạch đàn, lá sả,… vì làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật có lợi

Bước 4: Cách trộn các loại rác hữu cơ

  • Phân loại được các loại phân xanh, phân nâu và rác thải cần tránh không sử dụng.
  • Sau đó thực hiện rải 10cm phân nâu đến một lớp phân xanh mỏng rồi 10 cm phân nâu.
  • Trộn đều hỗn hợp rồi ủ 2 tuần thì bắt đầu tưới nước lên hỗn hợp đã ủ. Sau khi tưới xong thì trộn đều và rải 1 lớp phân nâu lên bề mặt cho đầy thùng.

Chú ý: nhớ kiểm tra độ ẩm cho thùng chứa và có biện pháp khắc phục khi không đạt yêu cầu :

  • Hỗn hợp kết dính là độ ẩm đạt yêu cầu
  • Hỗn hợp rác tơi, rời rạc là do thiếu nước
  • Hỗn hợp rác có nước rủ xuống là do dư nước

Sau đó, chỉ cần đợi tầm khoảng 30 ngày thì phân đã phân hủy thành phân compost. Phân hữu cơ tự ủ sẽ có các đặc điểm như sau:

  • Phân hữu cơ sẽ chuyển sang có màu nâu đất
  • Phân sẽ có mùi của đất
  • Phân hữu cơ vụn ra giống như mùn có nghĩa là phân đã phân hủy hoàn toàn. Và có thể đem ra sử dụng để bón cho cây trồng.

Cách sử dụng thành phẩm sau quá trình biến rác thải thành phân bón

Có 2 cách để sử dụng phân:

  • Cách 1: Trồng rau sạch từ rác hữu cơ, phối trộn tạo ra vật đất trồng mới giàu chất dinh dưỡng bằng cách trộn đều phân bón hữu cơ vừa đươc tạo ra với đất. Phancompost.com kiến nghị các bạn nên trộn với tỉ lệ 1: 3 (phân : đất).
  • Cách 2: Hòa phân bón hữu cơ vừa tạo ra với nước tưới trực tiếp cho cây trồng

Với bài viết này, phancompost.com mong rằng bạn có thể áp dụng trong nông nghiệp vừa làm sạch môi trường sinh thái và tạo ra nguồn phân hữu cơ rất tốt để bón cho cây trồng, tiết kiệm được nhiều chi phí cho sản xuất nông nghiệp

Liên hệ hệ thống đại lý của Namix trên toàn quốc

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Đại lý, nhà phân phối: 0902612348 hoặc Nhắn tin Zalo

Trang trại, công ty mua sỉ: 0904003679 hoặc nhắn tin Zalo

Similar Posts