Chưa được phân loại

Phân hữu cơ vi sinh và những điều bạn cần nắm rõ

Phân hữu cơ vi sinh đã và đang được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Bạn đã biết gì về loại phân bón này? Hãy cùng phancompost.com tìm hiểu vè những điều bạn cần nắm rõ đối với phân bón này.

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón có chưa từ một đến nhiều chủng vi sinh vật có ích, tạo ra nhờ việc phối trộn cũng như xử lí các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó lên men. Phân hữu cơ vi sinh chứa trên 15% hàm lượng chất hữu cơ. Loại phân này cung cấp đầy đủ các dưỡng chất khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng.

Ưu điểm

  • Cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì giúp đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.
  • Có thể sử dụng cho tất cả các thời kì, giai đoạn của cây : tròng mới,ra hoa, nuôi quả,…
  • Cách sử dụng đơn giản không sợ chết, không lo đất bị thoái hóa
  • Tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
  • Cung cấp, bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển
  • Tăng sức đề kháng của cây giúp hạn chế sâu bệnh
  • Giảm lượng thuốc BVTV , từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm.
  • Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.

Cách sản xuất phân với chế phẩm Trichoderma

Chuẩn bị nguyên liệu

Để tạo được 1 tấn phân thành phẩm cần các nguyên liệu sau:

  • 400-500kg phân chuồng
  • 500-600kg xơ dừa, vỏ trấu, rơm rạ, lá cây, cây họ đậu, bèo, lục bình,…
  • 30kg Super lân
  • 3-5kg chế phẩm Trichoderma
  • 150-200 lít nước

Lưu ý:

  • Nguyên liệu ủ phân càng nhỏ thì thời gian ủ càng nhanh
  • Với rơm rạ tươi cần ủ trước 25-30 ngày rồi mới được mang đi phối trộn.
  • Với rơm rạ khô thì cần tưới ẩm ủ ít nhất 12 giờ
  • Lượng nước sử dụng tùy vào lượng chất độn có mức độ khô hay ít

Dụng cụ và nơi ủ

  • Có thể trộn trên nền đất được lót bạt nilon hoặc nền xi măng khô ráo.
  • Đối với nền đất nên rạch rãnh xung quanh để nước ủ phân chạy vào hố nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi nước quá ẩm.
  • Các dụng cụ cần sử dụng như bình tưới, cuốc, xẻng, cào,…và các vật liệu khác để làm mái như bạt, bao tải,bao ni lông,…để giữ cho nhiệt độ trong quá trình ủ tốt hơn.

Tiến hành ủ

  • Cho vỏ trấu, bã thự vật hay những nguyên liệu thay thế khác vào trộn cùng cheesphaamr Trichoderma.
  • Cho một lớp phân chuồng có độ ẩm 40-50% vào.
  • Rải một lớp mỏng chế phẩm Trichoderma, 1 lớp Super lân và tiếp tục rải như thế đến hết nguyên liệu.
  • Sau đó sử dụng bạt phủ kín để che nắng che mưa
  • Đợi sau 7-10 ngày khi nhiệt độ trong đống phân tăng 40-500 C là đạt yêu cầu
  • Sau thời gian 20 ngày thì hãy trộn đều đống phân từ trên xuống, từ ngoài vào trong.
  • Sau đó ủ khoảng 24-40 ngày nữa là có thể sử dụng bón cho cây trồng

Lưu ý:

  • Không sử dụng vôi trong quá trình ủ, vì nó sẽ gây hại các vi sinh vật có trong phân.
  • Kiểm tra độ ẩm của phân chuồng bằng cách nắm chặt nếu thấy nước rỉ ra là đạt yêu cầu.

Các chủng vi sinh vật để sản xuất phân có trên thị trường

  • Vi sinh vật cố định đạm
  • Vi sinh vật phân giải Cellulose
  • Vi sinh vật phân giải lân
  • Vi sinh vật kích thích sinh trưởng
  • Vi sinh vật phân giải chất mùn
  • Vi sinh vật phân giải silicat
  • Vi sinh vật tăng cường hấp thu Kali, sắt, phốt-pho,mangan
  • Vi snh vật ức chế vi sinh vật gây bệnh
  • Vi sinh vật giữ ẩm polysacarit

Phân biệt phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh

Đặc điểm so sánhPhân vi sinhPhân hữu cơ vi sinh
Bản chấtLà phân chứa các loài vi sinh có íchLà phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích
Chất mangThường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinhThan bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê,…
Mật số vi sinhTừ 1.5×108Từ 1×106
Các chủng vi sinhVSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải celluloseVSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…
Phương pháp sử dụngTrộn vào hạt giống
Hồ rễ cây
Bón trực tiếp vào đất
Bón trực tiếp vào đất
Phân biệt phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh

Qua bảng, hi vọng bạn có thể phân biệt được 2 loại phân này một cách rõ ràng hơn nhé!

Phân hữu cơ vi sinh vô cùng có lợi và hiệu quả trong nông nghiệp sạch hữu cơ. Với bài viết bạn đã nắm được phần nào kiến thức về loại phân bón này.

Hãy là một người làm nông ghiệp trí tuệ, biết tận dụng những phụ phẩm trong nông nông nghiệp sử dụng cho nông nghiệp. Hi vọng với bài viết đã giúp bạn một phần nào.

Phancompost.com cảm ơn!

Xem thêm: Phân biệt phân bón hữu cơ vi sinh và phân vi sinh

Similar Posts