Hiện nay nhu cầu về việc tự sản xuất phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường đang ngày càng được trú trọng bằng chứng là các hệ thống phân phối rau củ quả Organic mọc lên rất là nhiều. Sau đây, Với bài chia sẻ sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm phân Compost quy mô nông hộ cực kì đơn giản để bạn có thể trồng rau sạch tại nhà nhé.
PHÂN COMPOST LÀ GÌ?
Trước tiên bạn cần hiểu rõ được khái niệm của phân compost: Phân Compost hay còn gọi là phân hữu cơ là các chất hữu cơ được phân hủy, tái chế từ rác thải thực vật, động vật và chất thải sinh hoạt của con người. Sau khi phân hủy, các rác thải này trở thành phân bón hữu cơ để giúp cải tạo đất.
Ngoài ra phân Compost còn giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng. Bởi có các hợp chất hữu cơ chứa những chất dinh dưỡng dạng đa, trung và vi lượng.
CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHÂN COMPOST
Phân Compost với thành phần cơ bản là các chất hữu cơ: Bao gồm các chất thải hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học như giấy, thân cây, lá cây,… Ngoài ra còn có 1 số thành phần như:
- Oxy: Quá trình ủ phân rất cần oxy để các chất hữu cơ có thể phân hủy trong một thời gian nhất định. Chúng ta nên trộn hỗn hợp hữu cơ nhiều lần trong quá trình ủ để đảm bảo lượng oxy cần thiết cho quá trình ủ.
- Độ ẩm: Độ ẩm phù hợp nhất trong quá trình ủ phân là từ 40- 60%. Không nên để hỗn hợp phân ủ quá ướt hoặc quá khô vì các vi sinh vật sẽ khó và không thể phân hủy được.
- Vi khuẩn: Có sẵn trong các nguyên liệu để ủ phân
Hỗn hợp phân hữu cơ nên bao gồm cả chất màu nâu và chất màu xanh. Trong đó chất màu nâu là rơm, rạ, vỏ khô, cây khô,… chất màu xanh là rau củ quả thừa, lá cây,..
CÁCH LÀM PHÂN COMPOST
Bước 1: Chuẩn bị thùng để ủ phân
Có thể dùng thùng nhựa, gỗ,..kích thước tương đối lớn từ 20- 120 lít. Nên khoan nhiều lỗ xung quanh thùng để nước có thể thoát ra ngoài dễ dàng trong quá trình ủ.
Bước 2: Tìm vị trí đựng thùng ủ phân
Đặt thùng ở những nơi dễ thoát nước, nơi giun và các vi sinh vật phân hủy có thể xâm nhập vào thùng ủ. Thùng nên đặt ở nơi có nhiều ánh nắng, tránh xa nơi ở và sinh hoạt của con người.
Bước 3: Phân loại rác thải trước khi cho vào ủ
Rác hữu cơ có 2 loại đó là phân xanh và phân nâu. Phân xanh cung cấp Nitơ cho cây bao gồm các loại rác thải như: rau quả thừa, lá cây tươi, tóc, cỏ vụn, cỏ tươi,… Phân nâu cung cấp Carbon cho cây bao gồm: mùn cưa, cỏ khô, rơm rạ, giấy, lá khô,…
Bước 4: Trộn các loại rác và cho vào thùng ủ
Cho 10cm phân nâu tiếp đến 1 lớp phân xanh mỏng rồi 10cm phân nâu vào thùng cho tới khi đầy thùng ủ. Trộn đều hỗn hợp và đậy nắp thùng ủ.
Ủ phân sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào phân nhưng không nên tưới ướt quá nhiều. Sau đó lại trộn đều phân ủ lên, đậy nắp và chờ thời gian phân hủy.
SỬ DỤNG PHÂN COMPOST NHƯ THẾ NÀO
Sau quá trình ủ phân Compost sẽ có màu nâu, vụn ra và trông giống như mùn, có mùi đất. Trong trường hợp nếu là mùn cưa, gỗ thì sẽ thành dạng hình sợi.
Chúng ta có thể sử dụng phân Compost như những loại phân bón khác để bón cho cây trồng. Ủ xung quanh gốc cây trong quá trình trồng cây, trộn với đất trước khi gieo trồng,…
Với cách làm phân Compost cực kì đơn giản này, chúng ta tận dụng tối đa được chất thải thừa từ sinh hoạt. Điều này vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạn chế rác thải sinh hoạt và góp phần bảo vệ môi trường.