Chưa được phân loại

Các loại phân bón cho cây trồng

Phân bón là sản phẩm thường được sử dụng nhiều trong trồng chọt. Vậy phân bón là gì và có các loại phân bón cho cây trồng nào. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé.

phân bón cho cây trồng

Phân bón cho cây trồng là gì

Phân bón là hợp chất chứa các chất dinh dưỡng như N,P,K,Ca,Na,N,Mg,Bo,… Các chất này cần thiết và thường được cung cấp cho cây trồng sử dụng.

Hiện nay phân bón được phân làm 2 loại cơ bản là phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ. Các hình thức bón chủ yếu là bón lót dưới đất, rải trên bề mặt đất và phân bón dạng lỏng hấp thụ lá (hay còn gọi là phân bón lá).

Phân bón hữu cơ cho cây trồng

Phân bón hữu cơ hay còn gọi phân compost, là phân bón chứa các chất dinh dưỡng dưới dạng hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phụ chế phẩm sinh học, rác,…

Phân bón hữu cơ thường chứa nhiều dinh dưỡng có thể cung cấp lâu dài cho cây trồng. Không những thế, loại phân này còn giúp cải tạo đất, thúc đẩy vi sinh vật có lợi trong đát phát triển, tăng độ phì, giúp đất tơi xốp và làm tăng khả năng hấp thụ phân bón hóa học.

Phân bón hữu cơ cho cây trồng

1. Phân chuồng

Đặc điểm: Thành phần chính của phân chuồng là phân, chất độn, nước tiểu gia súc.

Cách xử lý trước khi xử dụng

  • Rải một lớp phân chuồng dày khoảng 10 phân xuống bề mặt đất. Tiếp đến rắc đều 1 gói chế phẩm Trichoderma lên lớp phân. Sau đó tưới nước đều lên phân để giữ độ ẩm đạt 50 – 55% là chuẩn.
  • Bạn cần dùng bạt phủ lớp phân lại để tránh mưa nắng tiếp xúc trực tiếp vào phân.
  • Nếu muốn khử mùi hôi cũng như đẩy nhanh quá trình phân hủy bạn có thể kết hợp Trichoderma với 1 gói chế phẩm EMZEO + 1kg cám gạo rồi rắc lên bề mặt đống ủ.
  • Trong 3 ngày đầu nhiệt độ sẽ tăng lên từ 65 đến 70 độ C, lúc này bạn cần mở bat và tưới nước vào phân để giảm nhiệt độ.
  • Sau đó cứ đậy bạt lại và ủ tiếp, sa 35 ngày có thể xay, sàng lọc rồi đóng bao dự trữ hoặc sử dụng.

2, Phân rác

Phân rác là phân làm từ rác hữu cơ như cỏ dại, thân cây, vỏ trái cây, thức ăn thừa,…được ủ cho đến khi mục thành phân. Cách ủ phân này cũng tương tự như phân chuồng. Tuy nhiên dinh dưỡng của phân chuồng lại cao hơn. Thế nên bạn có thể bổ sung một số phân đạm, lân vi sinh vào trước khi ủ để bổ sung thêm dinh dưỡng.

3, Phân xanh

Phân xanh là phân sử dụng lá của các thực vật, thường là những loại cây họ đậu như muồng, điền thanh, keo dậu. Những loại cây này thường giàu chất đạm và nhanh phân hủy trong đất.

Phân xanh có thể sử dụng ngay mà không cần phải ủ. Có thể dùng để phù gốc cây hoặc bón lót khi làm đất.

4, Phân vi sinh

Phân vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi trong môi trường. Vi sinh vật được pha trộn và cho lên men cùng các vi sinh và nguyên liệu hữu cơ khác (đa phần là than bùn).

Nhờ vậy vi khuẩn và mầm bệnh gây hại từ trong các thành phần sẽ bị tiêu diệt. Không những thế Vi sinh vật còn phân hủy các chất dinh dưỡng từ khó tiêu đến dễ tiêu cho cây trồng hấp thụ.

Các loại phân vi sinh thường có trên thị trường

  • Phân sinh học cố định đạm cộng sinh với cây họ đậu có các chủng vi khuẩn: Rhizobium,Bradyrhizobium, Frankia, Nitragin,…
  • Phân vi sinh vật cố định đạm tự do có các chuẩn vi khuẩn: Azotobacter, Clostridium,…
  • Phân vi sinh phân giải lân có các chủng vi sinh vật: Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis,…

Cách sử dụng phân vi sinh

  • Cách sử dụng đơn giản nhất là rắc hoặc trộn với nước rồi tưới trực tiếp lên đất canh tác.
  • Trộn với giá thể hoặc bón lót vào đất.
  • Trộn hạt giống với tỉ lệ 1kg phân vi sinh: 100kg hạt giống trong 10-20 phút rồi đem đi gieo để được tỉ lệ nảy mầm và chất lượng cây con tốt nhất.
  • Pha loãng với nước rồi nhúng rễ cây con vào trước khi trồng cũng đem lại hiệu quả tốt hơn.

Các loại phân bón vô cơ cho cây trồng

Phân bón vô cơ hay còn gọi là phân bón hóa học, phân bón vô cơ được bào chế qua các quá trình hóa học, vật lý và được sản xuất dưới dạng công nghiệp. Các chất dinh dưỡng trong phân vô cơ là các nguyên tố hóa học tồn tại dưới dạng muối khoáng.

Phân hóa học cho cây trồng

Phân đạm: Là tên gọi chung củ những phân cung cấp đạm cho cây trồng. Một số phân cung cấp đạm đang được sử dụng nhiều trên thị trường như: Phân Urê, phân amoni nitrat, phân amoni sunphat, phân amoni clorua, phân Xianamit canxi, phân amoni photphat.

Phân Lân: Là loài phân có thành phần chính là Phốt pho, các loại phân lân được sử dụng phổ biến như phân apatit, supe lân, tecmô phôtphat , phân lân kết tủa.

Phân kali: Các loại phân kali phổ biến hiện nay là phân kali clorua, phân kali sunphat, phân kali – magie sunphat.

Phân hỗn hợp: Là hỗn hợp phân bón có chứa cùng lúc cả 3 nguyên tố N,P,K và thường được gọi tắt là phân NPK.

Phân phức hợp: là phân ở dạng phân phức hợp và được tổng hợp trực tiếp từ những phương thức hóa học.

Phân vi lượng: Đây là loại phân hóa học có chứa một lượng nhỏ thành phần vi lượng cần thiết cho cây như các nguyên tố : kẽm, mangan, bo, … dưới dạng hợp chất.

Phân bón cho cây trồng nào tốt hơn

Ưu điểm

Phân bón hóa học:

Vì đã được chế biến thành dạng dễ hấp thụ nhất trong quá trình sản xuất. Vậy nên cây trồng dễ hấp thụ và hấp thụ nhanh, không cần phải mất thời gian chờ đợi.

Biểu hiện của cây sẽ được thể hiện ngay sau 1 đến 2 ngày bón. Hình thức bón cũng đa dạng như: bón lót, phun, tiêm quét.

Phân bón hữu cơ:

Tuy phải mất thời gian phân hủy thì cây mới hấp thụ được, nhưng các chất dinh dưỡng có khả dự trữ trong đất lâu dài nên có hiệu quả bền vững về sau. Không những cải tạo đất, không tác động xấu môi trường mà còn có thể tận dụng được rác thải, phụ phế phẩm trong sản xuất. Từ đó chi phí canh tác giảm, chất lượng nông sản tăng.

Ngoài việc bảo vệ môi trường và các vi sinh vật đất, thì bón phân hữu cơ cho cây cũng góp phần đảm bả an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Xem thêm: Lợi ích của phân bón hữ cơ tỏng nông nghiệp:https://phancompost.com/2020/11/09/loi-ich-phan-huu-co/

sa sánh các loại phân bón cho cây trồng

Nhược điểm

Phân hóa học

Phân bón hóa dọc có giá thành cao. Tuy có hiệu quả nhanh nhưng phân hóa học lại gây ô nhiễm môi trường và thoái hóa đất. Sử dụng nhiều còn đem lại tác dụng ngược, gây ngộ độc cho cây và mất an toàn thực phẩm, có tể gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

Phân hữu cơ

Phân hữu cơ thường làm từ rác, thải động-thực vật. Vì chúng chứa nhiều dinh dưỡng nên cũng được nhiều mầm bệnh và vi khuẩn có hại xâm nhập. Nên phân hữu cơ cần tốn nhiều thời gian xử lý hơn, và cần thiết phải xử lý kĩ để an toàn cho cây sử dụng.

Tóm lại giữa phân hữu cơ và vô cơ thì mỗi loại phân đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng của cá nhân để lựa chọn loại phân phù hợp nhất. Tuy nhiên, để có tác dụng lâu dài cho đất và cho cây cùng việc bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Thì phân hữu cơ vẫn được ưu tiên khuyên dùng hơn.

Vừa rồi là một vài thông tin về phân bón cho cây trồng, hy vọng bài viết sẽ đem lại những kiến thức hữu ích đến bạn. Nếu có bất kì thắc mắc gì, bạn có thể để lại bình luận hoặc liên hệ theo thông tin bên dưới nhé.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại giá thể trồng rau, hoa, chậu được bày bán. Với giá thể Namix được phối trộn từ các thành phần hữu cơ, giàu dinh dưỡng. Đảm bảo giúp bạn đem lại năng xuất cao mà vẫn bảo vệ môi trường tốt.

Liên hệ hệ thống đại lý của Namix trên toàn quốc

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Đại lý, nhà phân phối: 0902612348 hoặc Nhắn tin Zalo

Trang trại, ng ty mua sỉ: 0904003679 hoặc nhắn tin Zalo

Similar Posts